Thảm sát Batavia năm 1740
Thảm sát Batavia năm 1740

Thảm sát Batavia năm 1740

Thảm sát Batavia năm 1740 (tiếng Hà Lan: Chinezenmoord, nghĩa là "Giết chết người Hoa"; tiếng Indonesia: Geger Pacinan, có nghĩa là "Bạo loạn tại phố người Hoa") là một cuộc tàn sát nhằm vào người Hoa tại thành phố cảng Batavia (nay là Jakarta) tại Đông Ấn Hà Lan. Bạo lực trong thành phố kéo dài từ ngày 09 tháng 10 năm 1740 cho đến ngày 22 tháng 10, những cuộc đụng độ nhỏ bên ngoài các thành lũy tiếp tục cho đến cuối tháng 11 năm đó. Đây là sự kiện phân biệt đối xử đối với người gốc HoaIndonesia được ghi nhận sớm nhất. Các nhà sử học đã ước tính rằng ít nhất 10.000 người Hoa đã bị tàn sát, số người sống sót là không chắc chắn, mặc dù con số này được dự đoán nằm trong khoảng từ 600 đến 3.000 người.Trong tháng 9 năm 1740, tình trạng bất ổn bắt đầu nổi lên từ các cụm dân cư gốc Hoa, chúng được châm ngòi từ hoạt động đàn áp của chính phủ và thu nhập giảm do giá đường sụt giảm trước khi diễn ra vụ thảm sát. Để đáp lại, tại một cuộc họp của Hội đồng Ấn (Raad van indie), cơ quan quản lý của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Toàn quyền Adriaan Valckenier tuyên bố rằng bất kỳ cuộc nổi dậy sẽ bị đáp trả bằng vũ lực chí mạng. Nghị quyết của ông có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 sau khi hàng trăm người Hoa, nhiều người trong số họ là các công nhân máy mía đường, đã giết chết 50 binh sĩ Hà Lan. Người Hà Lan đã phái quân đội đến tịch thu tất cả các loại vũ khí của người Hoa và đặt cộng đồng người Hoa dưới lệnh giới nghiêm. Hai ngày sau, sau khi nghe những tin đồn về sự tàn ác của người Hoa, các sắc dân khác ở Batavia bắt đầu đốt cháy nhà của người Hoa dọc theo phố Besar và binh sĩ Hà Lan đã phát động một cuộc tấn công bằng cách sử dụng súng thần công bắn vào các nhà ở của họ. Bạo lực nhanh chóng lan rộng khắp Batavia, rất nhiều người Hoa đã bị giết chết. Mặc dù Valckenier tuyên bố một lệnh ân xá vào ngày 11 tháng 10, song các băng nhóm quân không chính quy tiếp tục săn lùng và tiêu diệt người Hoa cho đến ngày 22 tháng 10, khi Valckenier kêu gọi một cách mạnh mẽ hơn nhằm chấm dứt chiến sự. Bên ngoài các bức tường bao quanh thành phố, quân đội Hà Lan tiếp tục giao chiến để ngăn chặn các công nhân nhà máy đường nổi loạn và sau vài tuần với những cuộc đụng độ nhỏ, quân đội do Hà Lan chỉ huy đã tấn công các thành lũy của người Hoa trong các nhà máy đường trên toàn vùng, đẩy lui những người sống sót về phía đông và phía Bekasi.Năm sau, người Hoa ở khắp Java đã bị tấn công, gây ra một cuộc chiến tranh kéo dài hai năm giữa các lực lượng người Hoa và Java chống lại quân đội Hà Lan. Valckenier sau đó bị triệu hồi về Hà Lan và bị buộc tội liên quan đến vụ thảm sát, Gustaaf Willem van Imhoff đã được cử sang Indonesia thay thế chức Toàn quyền. Di sản của vụ thảm sát trong văn hóa đại chúng được tìm thấy trong văn học Hà Lan. Nó cũng được trích dẫn như là một từ nguyên có khả năng cho tên gọi của một số khu vực ở Jakarta.

Thảm sát Batavia năm 1740

Hình thức Cuộc thảm sát
Kết quả Xem Kết cục
Địa điểm
Ngày 9–22 tháng 10 năm 1740,
nhiều cuộc tập kích diễn ra liên tục trong tháng tiếp theo

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm sát Batavia năm 1740 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/283434/G... http://books.google.com/?id=FrFGAAAAMAAJ http://books.google.com/?id=Q78JAAAAMAAJ http://books.google.com/books/about/The_history_of... http://books.google.com/books?id=CH0p3zHladEC http://books.google.com/books?id=Th2LQXthyrsC&pg=P... http://books.google.co.id/books?id=0GrWCmZoEBMC http://books.google.co.id/books?id=0gOMTC8I7s4C http://books.google.co.id/books?id=0q_r9aYSF_MC http://books.google.co.id/books?id=YNBmIu5m6hAC